Bàn chuyện vốn, phó chủ tịch VFA: ngành gạo đang gặp chuyện 'đau buồn'

1 tháng trước kia 19
ARTICLE AD BOX

Tăng cho vay vốn, nông dân và doanh nghiệp giảm rủi ro từ biến động thị trường - Ảnh 1.

Ông Đỗ Hà Nam - phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam kiêm phó chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, chia sẻ tại hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Các đại biểu chia sẻ ý kiến tại hội thảo "Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng nay 28-2 tại hội trường khách sạn Majestic (số 1 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM).

Ngành gạo đang diễn ra thực trạng "đau buồn"

"Diễn biến giá của thị trường cà phê và gạo đang có xu hướng trái chiều", ông Đỗ Hà Nam - phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) kiêm phó chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, nhận định. Điều này tác động lớn đến dòng vốn của người dân và doanh nghiệp thuộc hai ngành trên.

Cụ thể, đối với cà phê, đầu năm 2025 giá dao động mức 5.500 USD/tấn. Điều này cũng giúp người nông dân thu về lợi nhuận tăng gấp 3-4 lần, mang đến nguồn tài chính khủng khiếp.

Năm qua, xuất khẩu cà phê Việt Nam thu về 5,48 tỉ USD. Dự kiến nếu năm nay "nhẹ nhàng" thì xuất khẩu nông sản này đạt giá trị trên 6 tỉ USD, hoặc hơn.

Trái ngược, ngành lương thực, cụ thể là gạo đang diễn ra thực trạng "đau buồn", khi đầu ra đang bị hạn chế. Trước kia giá gạo rơi vào khoảng 8.000-9.000 đồng/kg, bây giờ giá 6.000 đồng/kg nhưng không bán nổi.

Giữa bối cảnh hiện tại, người nông dân trồng cà phê và trồng lúa đang có những hành động trái ngược.

Cụ thể, nông dân trồng cà phê đang có lượng tiền mặt lớn, giàu có, nên sẵn sàng trữ hàng, không vội vàng bán, kiểm soát được giá cả. Trong khi đó, nông dân trồng lúa nhiều người đang nghèo, không có khả năng trữ gạo, nên không thể kiềm hãm khỏi tình trạng giá rớt.

Với bối cảnh trên, ông Đỗ Hà Nam cho rằng ngân hàng cần tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp tiếp cận được vốn, có khả năng trữ hàng, từ đó chủ động hơn về giá cả hàng hóa.

Ông Nam nhấn mạnh, việc linh hoạt, năng động của ngân hàng trong việc cho vay vốn sẽ thúc đẩy phát triển cho doanh nghiệp, đặc biệt với nông dân và doanh nghiệp liên quan đến nông sản.

Theo đó, ông đề xuất cần có chính sách ưu tiên cho người dân và doanh nghiệp uy tín khi cho vay, đặc biệt liên quan đến thế chấp bằng tài sản. Thay vì để người dân vay nóng bên ngoài, ngân hàng tạo thuận lợi hơn để cho dân vay tiền.

Song song đó là đẩy mạnh hoạt động cho vay bằng cách chấp nhận việc thế chấp tiền, hàng hoá, hợp đồng… Miễn đánh giá được độ uy tín cho các bên vay.

Doanh nghiệp đau đáu làm sao vay được vốn ngân hàng 

Tăng cho vay vốn, nông dân và doanh nghiệp giảm rủi ro từ biến động thị trường - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Đặng Hiến - phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Nguyễn Đặng Hiến, phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, nhấn mạnh lương thực, thực phẩm là ngành thiết yếu. Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí là các doanh nghiệp siêu nhỏ. Do đó khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm còn có nhiều hạn chế.

Các doanh nghiệp luôn đau đáu để làm sao vay được vốn ngân hàng và luôn tìm kiếm vay ở ngân hàng có lãi suất thấp.

"Do đó, tôi mong muốn Ngân hàng Nhà nước và các các ngân thương mại quan tâm, chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm. Vì đây là ngành thiết yếu. Dự kiến sẽ có khoảng 4 triệu tỉ đồng được đầu tư trong năm nay. Liệu lo ngại lạm phát sẽ được kiểm soát ra sao. Nên tôi rất muốn được nghe chia sẻ từ Ngân hàng Nhà nước", ông nói.

Ông Võ Quan Huy, giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, cho rằng vay ngân hàng hiện nay đang bị vướng ở chỗ là thuê lại đất của nông dân hay lâm trường không có tài sản thế chấp.

"Thứ hai là thời gian thuê đất chỉ một đến ba năm là không đủ lâu. Thứ ba là thời gian lập hồ sơ tiếp cận nguồn vốn cũng lâu. Thứ tư là trong hồ sơ giải ngân về nông nghiệp, do dòng tiền trong nông nghiệp quay chậm nên không được lãi suất ưu đãi, làm chúng tôi khó khăn hơn trong việc vay vốn.

Cuối năm 2024 vừa qua, chúng tôi khó khăn vô cùng khi cơ cấu lại vùng trồng, các anh ngân hàng có hứa giúp nhưng đến nay vẫn không vay vốn được", ông nêu.

Tăng cho vay vốn, nông dân và doanh nghiệp giảm rủi ro từ biến động thị trường - Ảnh 4.

Các doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cũng liên quan đến nguồn vốn, ông Đỗ Phước Tống - chủ tịch hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP.HCM, cho biết ngành cơ khí là ngành thâm dụng vốn, doanh thu không thể đáp ứng được mức đầu tư và yếu thế hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài về nhiều mặt. Do vậy muốn cạnh tranh thì phải tìm cách để giảm chi phí vốn thông qua việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Tuy nhiên các gói cho vay hỗ trợ lãi suất bị gián đoạn suốt một thời gian dài, sau đó được mở lại nhưng các dự án cũ chưa được hỗ trợ. Trong khi tham gia các chương trình kích cầu lại đưa ra yêu cầu chỉ vay với Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) nhưng vấn đề thẩm duyệt khó khăn hơn rất nhiều.

Hiện nay đa số doanh nghiệp chọn giải pháp vay ngân hàng nhưng chủ yếu vay ngắn hạn (để hưởng lãi suất thấp) nhưng sau đó lại dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn. Đó là vòng lẩn quẩn khiến ngành cơ khí chế tạo gặp khó khăn và là rào cản lớn nhất trong việc phát triển của ngành. Ông đề nghị cơ quan quản lý có biện pháp tháo gỡ để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển.

Tăng cho vay vốn, nông dân và doanh nghiệp giảm rủi ro từ biến động thị trường - Ảnh 4.

Ông Võ Quan Huy - giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tăng cho vay vốn, nông dân và doanh nghiệp giảm rủi ro từ biến động thị trường - Ảnh 5.

Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước tham dự hội thảo - Ảnh: DANH KHANG

Tăng cho vay vốn, nông dân và doanh nghiệp giảm rủi ro từ biến động thị trường - Ảnh 6.

Các đại biểu dự hội thảo tại đầu cầu Hà Nội - Ảnh: DANH K HANG

Tăng cho vay vốn, nông dân và doanh nghiệp giảm rủi ro từ biến động thị trường - Ảnh 7.

Ông Đỗ Phước Tống - Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí - điện TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tăng cho vay vốn, nông dân và doanh nghiệp giảm rủi ro từ biến động thị trường - Ảnh 8.

Ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tăng cho vay vốn, nông dân và doanh nghiệp giảm rủi ro từ biến động thị trường - Ảnh 9.

Các đại biểu tại hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

* Tuổi Trẻ Online tiếp tục cập nhật

Đọc toàn bộ bài viết