Điện gió, điện mặt trời được phê duyệt công suất mở rộng ra sao?

3 nhiều ngày trước kia 6
ARTICLE AD BOX

điện mặt trời - Ảnh 1.

Dự án năng lượng tái tạo sẽ được mở rộng công suất nguồn - Ảnh:

Theo đó, quy hoạch đặt mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10,0%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030, khoảng 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050.

Tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo

Để đáp ứng nhu cầu trên, sẽ phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) phục vụ sản xuất điện, đạt tỉ lệ khoảng 28 - 36% vào năm 2030. Định hướng đến năm 2050 tỉ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74 - 75%.

Về phương án phát triển nguồn điện, quy hoạch nêu rõ sẽ tiếp tục gia tăng tỉ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất. 

Gồm việc đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi, điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời mặt nước phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, giá thành điện năng và chi phí truyền tải hợp lý. 

Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời (trong đó có điện mặt trời trên mái nhà dân, trung tâm thương mại, mái các công trình xây dựng, mái nhà xưởng, khu công nghiệp, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh) tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia. 

Phát triển điện mặt trời tập trung phải kết hợp với lắp đặt pin lưu trữ với tỷ lệ tối thiểu 10% công suất và tích trong 2 giờ.

Trong đó, đến năm 2030, tổng công suất điện gió trên bờ và gần bờ đạt 26.066 - 38.029 MW (tổng tiềm năng kỹ thuật ở Việt Nam khoảng 221.000 MW). 

Tổng công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 - 17.032 MW, dự kiến vận hành giai đoạn 2030 - 2035. Định hướng đến năm 2050 đạt 113.503 - 139.097 MW.

Tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 963.000 MW (mặt đất - 837.400MW, mặt nước - 77.400 MW và mái nhà - 48.200 MW). 

Tổng công suất nguồn điện sinh khối khoảng 1.523 - 2.699 MW; điện sản xuất từ rác, chất thải rắn khoảng 1.441 - 2.137 MW; điện địa nhiệt và năng lượng mới khác khoảng 45 MW. 

Khai thác tối đa tiềm năng kinh tế - kỹ thuật các nguồn thủy điện (tổng tiềm năng tối đa ở Việt Nam khoảng 40.000 MW) trên cơ sở bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ an ninh nguồn nước.

Phát triển nguồn lưu trữ điện  

Về nguồn điện lưu trữ, phát triển các nhà máy thủy điện tích năng với quy mô công suất khoảng 2.400- 6.000 MW đến năm 2030; định hướng đến năm 2050, công suất thuỷ điện tích năng đạt 20.691 -21.327 MW để điều hòa phụ tải, dự phòng công suất và hỗ trợ tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo với quy mô lớn.

Ngoài ra, nguồn pin lưu trữ dự kiến đạt công suất khoảng 10.000 - 16.300 MW; định hướng đến năm 2050, công suất pin lưu trữ đạt 95.983 - 96.120 MW để phù hợp với tỉ trọng cao của năng lượng tái tạo. 

Quy hoạch đặt mục tiêu giai đoạn 2030 - 2035 sẽ đưa vào vận hành các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1&2 với quy mô đạt 4.000 - 6.400 MW. Giai đoạn đến năm 2050 hệ thống cần bổ sung khoảng 8.000 MW nguồn điện hạt nhân để cung cấp nguồn điện nền và có thể tăng lên theo nhu cầu.

Đối với nhiệt điện than, chỉ thực hiện tiếp các dự án đã có trong quy hoạch và đang đầu tư xây dựng đến năm 2030. 

Chuyển đổi nhiên liệu sang sinh khối/amoniac với các nhà máy đã vận hành được 20 năm khi giá thành phù hợp. Dừng hoạt động các nhà máy có tuổi thọ trên 40 năm nếu không thể chuyển đổi nhiên liệu.

Nguồn điện khí cũng sẽ ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước. Nếu nguồn trong nước suy giảm thì nhập khẩu bổ sung bằng khí thiên nhiên hoặc LNG

Phát triển các dự án sử dụng LNG và hạ tầng nhập khẩu LNG đồng bộ với quy mô phù hợp, sử dụng công nghệ hiện đại. Thực hiện lộ trình chuyển đổi nhiên liệu sang hydrogen khi công nghệ được thương mại hóa và giá thành phù hợp.

Ngoài ra là việc đầu tư phát triển các nguồn điện linh hoạt để điều hòa phụ tải, duy trì ổn định hệ thống điện để hấp thụ nguồn điện năng lượng tái tạo quy mô lớn. Năm 2030, dự kiến phát triển 2.000 - 3.000 MW. Định hướng năm 2050 lên đến 21.333 - 38.641 MW.

Đọc toàn bộ bài viết