Doanh nghiệp 'chật vật' tìm người phù hợp, người trẻ vẫn loay hoay

3 nhiều tuần trước kia 12
ARTICLE AD BOX

Tiềm năng và thách thức của nhóm lao động trẻ

Trong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng và nền kinh tế liên tục biến đổi, nhóm lao động trẻ đang phải đối mặt với một thị trường lao động đầy biến động nhưng cũng không kém phần tiềm năng. 

Các nhà tuyển dụng đánh giá thế hệ người trẻ hiện nay có tư duy linh hoạt, thích nghi tốt với môi trường thay đổi và luôn tìm cách đưa ra những ý tưởng độc đáo. Lao động trẻ tại Việt Nam sở hữu thế mạnh công nghệ và khả năng thích nghi nhanh do đã trải qua những biến động của giai đoạn dịch bệnh Covid-19. 

 Minh Hà.

Người lao động trẻ có thể lựa chọn học tập, nâng cao kỹ năng công nghệ để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng chất lượng cao trong ngành công nghiệp chế tạo và vận hành máy móc hiện đại. Ảnh: Minh Hà.

Chị Lê Thị Hồng Vân, nhân viên Phòng Phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam cho biết: "Công ty chúng tôi hiện cũng đã tuyển dụng nhóm lao động trẻ, sinh năm 2000 đến 2002, các bạn không chỉ có năng lực và trình độ chuyên môn, thành thạo các ứng dụng công nghệ mà còn sở hữu lợi thế về ngoại ngữ, phần lớn các bạn đều có thể sử dụng tiếng Anh, ngoài ra còn có tiếng Nhật, tiếng Trung".

Tuy được đánh giá cao về năng lực nhưng thực tế cho thấy lao động trẻ trong độ tuổi từ 25 đến 34 chiếm tỷ lệ thất nghiệp khá cao (42,79% trong tháng 3). Tình trạng này phần nào phản ánh khoảng cách giữa kiến thức, kỹ năng được đào tạo và yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.  

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh gay gắt, đặc biệt trong các ngành "nóng" như công nghệ thông tin, marketing, và thương mại điện tử. Do đó, người trẻ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh không chỉ từ những người cùng lứa tuổi mà còn từ các thế hệ đi trước đã có kinh nghiệm.

Doanh nghiệp chật vật tìm kiếm "người phù hợp"

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng. Chia sẻ về thực trạng này, bà Lê Thị Hoàng Anh, Tổ trưởng Phòng Phát triển nhân lực Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam cho biết: "Năm 2025 là năm tuyển dụng khó khăn nhất của doanh nghiệp. Từ đầu năm 2025 đến nay, công ty đã phải áp dụng nhiều hình thức tuyển dụng đa dạng, từ đăng tuyển trên các trang web, phát tờ rơi tại trường đại học đến hợp tác với Trung tâm Dịch vụ việc làm”.

Các nhà tuyển dụng gặp đã sử dụng nhiều hình thức để tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ảnh Minh Hà.

Các nhà tuyển dụng gặp đã sử dụng nhiều hình thức để tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ảnh Minh Hà.

Để tiếp cận nguồn lao động trẻ, doanh nghiệp còn chủ động tài trợ học bổng, tổ chức ngày hội việc làm tại các trường đại học và trung học phổ thông, cùng các chuyến tham quan nhà máy và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Bàn về lý do của thách thức này, Tổ trưởng Phòng Phát triển nhân lực Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam cho rằng, các sinh viên hiện có xu hướng chọn các ngành học như công nghệ thông tin, marketing hay thương mại điện tử, dẫn đến khan hiếm nguồn lao động chất lượng cao ở các vị trí như: thiết kế, kỹ sư nhà máy, kỹ thuật viên... trong lĩnh vực sản xuất.

Đồng thời, bà Hoàng Anh cho biết: "Trước khi chính thức làm việc, công ty tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn cho các ứng viên, tuy nhiên sau khi qua đào tạo thì các bạn thấy không phù hợp và nghỉ việc. Điều này dẫn đến tốn kém về chi phí cũng như thời gian đào tạo của cả doanh nghiệp và ứng viên. Đây là thách thức mà doanh nghiệp cần phải giải quyết”.

Bên cạnh, đòi hỏi về năng lực của ứng viên, vấn đề nghỉ việc ở nhóm lao động trẻ vẫn còn là vấn đề nan giải. Trong khi doanh nghiệp mong muốn tuyển được những ứng viên có khả năng gắn bó lâu dài thì tỷ lệ nghỉ việc cao ở nhóm lao động này cũng tạo ra sự e ngại cho các nhà tuyển dụng.

 TTDVVL.

Thay vì chạy theo những "cơn sốt" nhất thời, người lao động trẻ nên kết hợp giữa đam mê, năng lực cá nhân với sự nhạy bén và thấu hiểu nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Ảnh: TTDVVL.

Theo Báo cáo Thị trường lao động tháng 4 của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ chủ yếu tìm kiếm các vị trí như nhân viên bán hàng, thu ngân, nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng và kỹ thuật viên lắp đặt - bảo trì dịch vụ. 

Đối với nhóm nghề cụ thể, nhân viên dịch vụ và bán hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (44,47%), tiếp đến là thợ/công nhân kỹ thuật (19,43%) và chuyên viên nghiệp vụ/kỹ thuật viên (14,47%).

Có thể thấy, việc lựa chọn nghề nghiệp không chỉ là quyết định cá nhân mà còn là sự hòa nhập vào dòng chảy phát triển của xã hội. Bằng cách kết hợp giữa đam mê, năng lực cá nhân và sự nhạy bén với nhu cầu thị trường, các lao động trẻ hoàn toàn có thể kiến tạo cho mình một con đường sự nghiệp vững chắc và đầy triển vọng.

Để giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và tăng khả năng gắn bó, cả người lao động và doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh, phối hợp chặt chẽ hơn trong đào tạo, tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực.

Đọc toàn bộ bài viết