Thái Nguyên đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm qua sàn thương mại điện tử

4 nhiều tuần trước kia 19
ARTICLE AD BOX

Thái Nguyên đặt mục tiêu đến hết 30/6/2025, 100% doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh có sản phẩm bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

 Quang Linh.

Lễ khai trương gian hàng sản phẩm Thái Nguyên trên sàn thương mại điện tử Shopee. Ảnh: Quang Linh.

Nâng cao chỉ số xếp hạng thương mại điện tử

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng vừa ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước và đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.

Chỉ thị yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phồ, đơn vị phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; phòng chống các hành vi trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch cải thiện, nâng cao chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của Thái Nguyên.

Tập trung trọng tâm, trọng điểm vào 3 chỉ số chính: Hạ tầng, nguồn nhân lực thương mại điện tử; giao dịch doanh nghiệp và người tiêu dùng; giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp (hoàn thành trong trong tháng 5/2025).

Đẩy mạnh việc phối hợp triển khai gian hàng Thái Nguyên trên sàn thương mại điện tử Shopee, khẩn trương thúc đẩy việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội Thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên.

Ông Nguyễn Huy Dũng yêu cầu Công an tỉnh tăng cường kết nối, đồng bộ dữ liệu dân cư phục vụ định danh, xác thực trong giao dịch điện tử; đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thương mại điện tử, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Sở Tài chính phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan trong công tác thông tin, tuyên truyền đến doanh nghiệp tham gia đăng ký tên miền quốc gia, tích hợp các nên tảng công nghệ trong thanh toán trực tuyến, hợp đồng điện tử; hướng dẫn thẩm định kinh phí triển khai các chương trình phát triển thương mại điện tử.

Liên minh Hợp tác xã tỉnh triển khai có hiệu quả hoạt hoạt động của phòng livestream cấp tỉnh và cộng đồng, hỗ trợ hợp tác xã, cá nhân livestream bán hàng, tham gia các sàn thương mại điện tử, trong đó có gian hàng Thái Nguyên trên sàn thương mại điện tử Shopee.

 Quang Linh.

Livestream quảng bá sản phẩm chè tại Lễ hội chè Đại Từ. Ảnh: Quang Linh.

Cần tăng cường đào tạo kỹ năng số

Để thương mại điện tử phát triển trong khu vực hợp tác xã, bà Nguyễn Thị Như Trang, Giám đốc Hợp tác xã Trà Sơn Dung kiến nghị các cơ quan chuyên môn cần tăng cường tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng số như chụp ảnh sản phẩm, viết nội dung quảng cáo, livestream bán hàng, quản lý đơn hàng...

“Hợp tác xã đã thiết kế logo, bộ nhận diện, câu chuyện sản phẩm rõ ràng để xây dựng thương hiệu trên các sàn thương mại điện tử. Song song đó, chúng tôi tập trung vào chất lượng sản phẩm và truyền thông về nguồn gốc, quy trình sản xuất an toàn. Hợp tác với các đơn vị giao hàng nhanh, kho vận. Đặc biệt, tích cực chăm sóc khách hàng sau bán, tạo dựng sự tin tưởng”, bà Trang cho hay.

Thái Nguyên đặt mục tiêu đến hết 30/6/2025, 100% doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh có sản phẩm tiềm năng thiết lập và duy trì hiệu quả kênh bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Năm 2025, xuất khẩu sản phẩm Thái Nguyên ra thị trường quốc tế thông qua các sàn thương mại điện tử, trước mắt tập trung vào thị trường ASEAN; tham gia hiệu quả Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN (ASEAN Online Sale Day) vào ngày 8 tháng 8 hàng năm.

Tỉnh Thái Nguyên kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chủ động tận dụng cơ hội, nâng cao năng lực quản lý, xây dựng thương hiệu và chiến lược vận hành trên môi trường số, đồng thời cùng cộng đồng chung tay quảng bá, truyền thông để đưa sản phẩm xứ đệ nhất danh trà đến gần hơn với người tiêu dùng.

Đọc toàn bộ bài viết