Thất nghiệp nhưng không ‘thất vọng’

3 nhiều tuần trước kia 10
ARTICLE AD BOX

Điểm tựa vững vàng trong biến động

Trong bối cảnh thị trường lao động đầy biến động, bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là một chính sách nhân văn của Nhà nước mà còn là “chiếc phao cứu sinh”, giúp người lao động vượt qua những thời khắc khó khăn.

Tại Thủ đô Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã và đang phát huy vai trò “người dẫn đường”, đưa chính sách đến gần hơn với người dân bằng sự đổi mới, linh hoạt và tận tâm.

Không khó để bắt gặp hình ảnh mỗi buổi sáng, tại các sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, hàng trăm lượt người lao động đến nộp hồ sơ, tìm kiếm cơ hội mới và được tư vấn, hỗ trợ tận tình. Với những người lao động, Trung tâm không chỉ là nơi tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp, mà còn là một “cánh tay nối dài” từ chính sách công, giúp họ đứng dậy sau vấp ngã nghề nghiệp.

 Minh Hà.

Người lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội. Ảnh: Minh Hà.

Thống kê trong tháng 4/2025 cho thấy, Trung tâm đã tiếp nhận hơn 7.200 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, gần 70% hồ sơ đã được xử lý nhanh chóng, kịp thời. Số tiền trợ cấp hơn 223 tỷ đồng không chỉ là con số tài chính mà là hàng ngàn cơ hội được khơi nguồn là những bữa ăn, khoản sinh hoạt, niềm tin được giữ lại cho người lao động và gia đình họ.

Đáng chú ý, có đến 5.013 hồ sơ được nộp qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, trong đó 3.693 hồ sơ đủ điều kiện giải quyết. Điều này cho thấy, tỷ lệ hồ sơ hợp lệ qua nền tảng số ngày càng tăng, minh chứng cho sự thích ứng của người lao động với hình thức nộp trực tuyến.

Trước những khó khăn và thay đổi của thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã nhanh chóng chuyển mình bằng những giải pháp công nghệ số hóa và phục vụ tận gốc người dân. Việc triển khai tiếp nhận hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia là một bước tiến lớn, giúp người lao động tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đi lại.

Chỉ trong một thời gian ngắn thí điểm tại 4 sàn vệ tinh (Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm, Nam Từ Liêm), đã có tới 93% lượt người nộp hồ sơ thực hiện qua hình thức trực tuyến. Hình ảnh những người lao động ở vùng ven, dùng điện thoại thông minh tự nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, là minh chứng sống động cho sự đổi thay trong cách tiếp cận chính sách công.

Không chỉ là chính sách, đó là niềm tin

Đằng sau mỗi quyết định trợ cấp thất nghiệp là sự nỗ lực không ngừng của cán bộ ngành lao động, những người âm thầm đứng sau hệ thống hồ sơ, những buổi tư vấn định hướng nghề nghiệp, hay những cuộc điện thoại kết nối doanh nghiệp với người lao động.

 Minh Hà.

Sự nỗ lực không ngừng của cán bộ ngành lao động. Ảnh: Minh Hà.

Trên thực tế, việc thất nghiệp thường không chỉ đến từ lý do kinh tế mà còn do các yếu tố cá nhân, tâm lý và kỹ năng. Khảo sát hơn 6.000 hồ sơ cho thấy, nhóm lao động từ 25-34 tuổi chiếm tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (44,6%), tăng so với 42,79% của tháng 3/2025, tiếp tục xu hướng tăng từ đầu năm. Nhóm tuổi từ 35 - 54 cũng chiếm tỷ lệ lớn (43,69%). Đáng quan ngại là nhóm lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật thất nghiệp lên tới 61,98%, cao hơn đáng kể so với 56,85% của tháng 3/2025.

Trước những con số này, đội ngũ cán bộ Trung tâm không chỉ dừng lại ở xử lý hồ sơ mà còn tích cực tư vấn, động viên, hỗ trợ người lao động về tinh thần lẫn kỹ năng, giúp họ sớm trở lại thị trường việc làm.

Họ hiểu rằng, mất việc không chỉ là mất thu nhập, mà còn là cú sốc tâm lý, rào cản vô hình khiến nhiều người tự ti, thu mình lại. Vì vậy, mỗi lời tư vấn, mỗi buổi định hướng được thực hiện bằng cả sự thấu cảm và trách nhiệm. Đó chính là giá trị cốt lõi khiến chính sách bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là con số chi trả, mà còn là điểm tựa thực sự trong hành trình tìm lại chính mình của người lao động.

 Minh Hà.

Cán bộ Trung tâm tích cực tư vấn, động viên, hỗ trợ người lao động về tinh thần lẫn kỹ năng. Ảnh: Minh Hà.

Từ đầu năm 2025 đến nay, hàng chục nghìn lượt người lao động đã được tiếp cận, tư vấn và hưởng các chế độ từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Chỉ riêng tháng 4/2025, Trung tâm đã hỗ trợ học nghề cho 93 người với số tiền gần 360 triệu đồng và tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 3.600 lượt người.

Những con số này tuy chưa lớn so với toàn thị trường lao động, nhưng lại vô cùng ý nghĩa với mỗi cá nhân. Một suất học nghề, một cuộc tư vấn, một lần được kết nối doanh nghiệp, chính là sự ‘tái sinh’ về nghề nghiệp, động lực để người lao động tiếp tục cống hiến cho xã hội.

Không dừng lại ở việc chi trả trợ cấp, Trung tâm còn tổ chức định kỳ hàng chục phiên giao dịch việc làm mỗi tháng, kết nối hàng nghìn chỉ tiêu tuyển dụng đến người lao động. Trong tháng 4 vừa qua, có hơn 3.000 lượt người được phỏng vấn trực tiếp và gần 800 người tìm được việc làm mới thông qua sàn giao dịch. Đây là giá trị bền vững mà không khoản trợ cấp nào có thể thay thế việc làm và sự ổn định lâu dài.

Đọc toàn bộ bài viết