Từ sự kiện khởi công cầu 1.000 tỉ đồng, kiến nghị mới về đầu tư tư nhân

3 nhiều tuần trước kia 11
ARTICLE AD BOX

đầu tư - Ảnh 1.

TS Trần Du Lịch, Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia kiến nghị tại toà đàm ngày 29-3

Sáng 29-3, tại Tọa đàm doanh nghiệp đồng hành cùng thành phố trong phát triển hạ tầng 2025, do UBND TP.HCM tổ chức, TS Trần Du Lịch (Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia)đã đặt ra những vấn đề cho doanh nghiệp cũng như với thành phố về mô hình đầu tư tư nhận.

Ông Lịch cho rằng TP.HCM có thời kỳ cứ một đồng vốn nhà nước đầu tư kéo 12 đồng vốn đầu tư tư nhân, vốn đầu tư nhà nước là vốn 1, vai trò doanh nghiệp là rất lớn.

Ông Lịch đặt ra 2 việc cho doanh nghiệp: tham gia đóng góp thế thế nào phát triển hạ tầng kinh tế và hạ tầng số; và tất cả những quy định và luật PPP (Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo đối tác công tư) đủ sức hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư chưa? Vấn đề gì cần tháo gỡ để khu vực tư nhân tham gia sâu hơn, mạnh hơn vào các đầu tư hạ tầng kinh tế, xã hội?

Nhân sự kiện khởi công cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn, kết nối bến Bạch Đằng (quận 1) với khu đô thị Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, ông Lịch nêu vấn đề mới.

"Tôi mốn bàn sâu vì luật pháp chưa có về mô hình tư nhân đầu tư, nhà nước sở hữu và sử dụng công cộng. Tôi đề xuất ra khung pháp lý mà không đưa chung vào luật đầu tư đối tác PPP được.

Vì để hút thu hút nguồn lực cực lớn từ đầu tư tư nhân, cần điều chỉnh đầu tư theo mô hình tư nhân đầu tư, nhà nước sở hữu và sử dụng công cộng. Việc này các nước đã thực hiện khá phổ biến", ông Lịch nói.

Để làm được, ông Linh nói cần có 2 nhóm chính sách, đó là hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp và hỗ trợ động viên tinh thần.

Theo ông Lịch, tất cả vốn đầu tư công trình, khấu trừ trước thuế như các nước đã làm.

"Ví dụ thuế 15-20%, nôm na công trình nhà nước là 1.000 tỉ đồng, nhà nước chỉ bỏ 200 tỉ đồn, còn doanh nghiệp tư nhân 800 tỉ đồng. Liên kết được như vậy, nhiều công trình sẽ ra đời mà nhà nước cũng không phải bỏ 1.000 tỉ đồng.

Và về tinh thần, công trình được gắn tên doanh nghiệp để họ thấy mình được vinh danh, có đóng góp cho xã hội", ông Lịch phân tích.

Đánh giá chung từ năm 2026 trở đi, TP.HCM như đại công trường, quá nhiều dư địa cho tư nhân nên ông Lịch lưu ý:

"Riêng đề nghị triển khai Nghị quyết 188 của Quốc hội về đường sắt đôi thị, làm sao doanh nghiệp Việt tham gia được phát triển cái đường sắt này ở từng giai đoạn vận hành, để hình thành ngành công nghiệp đường sắt trong tương lai. Cần chính sách gì có thể làm được, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu".

TP.HCM: sẽ chọn 50 doanh nghiệp biểu nhất trong 50 năm qua để tuyên dương

Tại toà đàm, ông Võ Văn Hoan, phó chủ tịch UBND TP.HCM nói sẽ tiếp thu kiến nghị điều chỉnh mô hình tư nhân đầu tư. Ông Hoan thông tin thêm sắp tới thành phố sẽ chọn 50 doanh nghiệp biểu nhất trong 50 năm qua để tuyên dương vì đồng hành cùng TP.HCM dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).

Đọc toàn bộ bài viết